Ý nghĩa và cách đọc thông số MCCB
MCCB là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống điện của tòa nhà, nhà máy sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị… Trên mỗi sản phẩm đều có thông số MCCB để giúp người mua dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.
1. Vì sao nên dùng MCCB?
Các loại MCCB thương hiệu Schneider Electric
MCCB bảo vệ mạch điện khỏi dòng điện quá mức, có thể gây quá tải hoặc ngắn mạch.
MCCB là viết tắt của cụm từ tiếng anh Moulded Case Circuit Breaker, MCCB hay còn gọi là át khối, aptomat vỏ đúc. Thiết bị điện này có tác dụng bảo vệ mạch điện khỏi dòng điện quá mức, có thể gây quá tải hoặc ngắn mạch.
- Với khả năng xử lý nhanh, hoạt động liên tục, MCCB giúp bảo vệ hiệu quả dòng điện, thiết bị điện tránh cháy nổ, hỏng hóc và hạn chế nguy cơ giật điện, ảnh hưởng đến sức khỏe cho con người.
- MCCB thường có dòng cắt định mức, dòng cắt ngắn mạch lớn, thích hợp sử dụng trong công nghiệp, hệ thống điện của tòa nhà, nhà máy sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị…
- Các loại MCCB được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Vì vậy, trong quá trình hoạt động rất an toàn.
- Khả năng chịu nhiệt tốt và cách điện hiệu quả nhờ làm từ nhựa tổng hợp phenolic.
- Thông số MCCB rõ ràng, dễ lắp đặt và được bán nhiều nơi
- Tuổi thọ cao, độ bền đạt tiêu Chuẩn IEC 947 quốc tế
- Duy trì ổn định hệ thống điện trong thời gian dài (trên 10 năm).
2. Ý nghĩa và cách đọc thông số MCCB
MCCB EasyPact EZC hãng Schneider Electric
2.1. Tìm hiểu thông số MCCB
Hiện nay, Aptomat khối MCCB có rất nhiều loại khác nhau. Tùy theo nhu cầu, điều kiện sử dụng các công trình mà chúng ta đưa ra sự lựa chọn phù hợp, bao gồm:
- Phân loại Aptomat khối MCCB theo cực:
- Aptomat khối 1 cực, Aptomat khối 2 cực, Aptomat khối 3 cực và Aptomat khối 4 cực.
- Phân loại Aptomat khối MCCB theo dòng điện:
- 10A, 15A, 20A, 30A, 40A, 50A, 60A, 75A, 100A, 125A, 150A, 175A, 200A, 225A, 250A, 300A, 350A, 400A, 500A, 600A, 630A, 800A,...
- Phân loại Aptomat khối MCCB theo dòng ngắn mạch Icu:
- 7.7kA, 10kA, 15kA, 18kA, 22kA, 25kA, 30kA, 36kA, 42kA, 50kA, 65kA, 70kA…
- Phân loại Aptomat khối MCCB theo khả năng chỉnh dòng:
- Aptomat có dòng định mức không đổi và Aptomat có thể chỉnh dòng định mức.
Tuy nhiên, thông số MCCB về cơ bản các sản phẩm đều giống nhau, bao gồm:
- In: Dòng điện định mức (hay còn gọi là cường độ dòng điện định mức), giới hạn cho phép của dòng điện. Khi cường độ dòng điện định mức vượt quá giá trị cho phép, sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ và hỏng hóc.
- Icu: Viết tắt của từ ultimated current, thể hiện khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm CB trong 1 giây.
- Service Breaking capacity (%Icu): Thông số MCCB này cho biết khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố. Tùy theo từng thiết bị và từng nhà sản xuất mà có
- Characteristic curve: Đây là đường cong chọn lọc của MCCB.
- Mechanical/electrical endurance: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép
- Icw (rated short- time) withstand current: Thể hiện khả năng chịu dòng ngắn mạch của MCCB.
Hy vọng, với những thông tin trên đây bạn có thể biết được Ý nghĩa và cách đọc thông số MCCB, vì sao nên lắp đặt MCCB. Liên hệ ngay với Điện Phan Khang để được tư vấn sản phẩm phù hợp.
Công ty Điện Phan Khang là nhà phân phối chính thức của Schneider Electric tại Việt Nam. Điện Phan Khang cam kết 100% Aptomat MCCB hàng chính hãng, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, áp dụng chế độ bảo hành dài hạn cho tất cả sản phẩm, chi phí hợp lý và nhiều hậu mãi tốt cho quý khách hàng.
Video Hướng dẫn nhận biết Ý nghĩa các thông số trên Aptomat Khối MCCB