So sánh RCCB và RCBO: Công dụng, hoạt động, điểm khác biệt

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng so sánh RCCB và RCBO để thấy sự khác biệt của 2 thiết bị này. Từ đó bạn sẽ dễ dàng đưa ra sự lựa chọn chuẩn xác nhất cho công trình điện của mình, đảm bảo vận hành hiệu quả và an toàn.

1. So sánh RCCB và RCBO

So sánh 2 thiết bị điện đóng cắt hạ thế RCCB và RCBO

So sánh 2 thiết bị điện đóng cắt hạ thế RCCB và RCBO

RCCB và RCBO là 2 thiết bị điện trong dòng máy đóng cắt hạ thế. Chúng hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng như nhà ở, trường học, bệnh viện, cửa hàng, siêu thị, chung cư, khách sạn, nhà hàng… và lĩnh vực sản xuất công nghiệp. 

1.1. RCCB là gì?

RCCB tên viết tắt trong tiếng Anh là Residual Current Circuit Breaker. Đây là một loại cầu dao chống rò điện hay còn gọi cầu dao chống giật, aptomat chống giật. 

- Công dụng: Thiết bị này dùng để ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ do sự cố rò – dòng trong hệ thống điện, đồng thời bảo vệ người sử dụng khỏi nguy cơ bị giật bởi điện.

- Thông số của RCCB: RCCB có 2P và 4P, dòng ngắn mạch tối đa là 4,5kA và 6kA, với dải dòng điện định mức lần lượt là 25A, 40A, 60A, 100A, và độ nhạy hay dòng rò là 30mA, 100mA, 300mA.

- Cấu tạo: Cầu dao chống dòng rò RCCB có cấu tạo bao gồm 2 phần đó là bộ phận đóng cắt mạch ( có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự như CB) và bộ chức năng đóng dòng điện rò ( có 2 cơ cấu là cơ cấu phát hiện dòng điện rò và so sánh khuếch đại dòng điện rò)

Cầu dao chống dòng rò RCCB cần lắp thêm với một MCB để bảo vệ ngắn mạch và quá tải, RCCB có thể lắp trước hoặc sau thiết bị MCB tổng trong hệ thống nguồn điện.

- Nguyên lý hoạt động: Cầu dao chống dòng rò RCCB ngăn chặn các sự cố rò điện dựa trên nguyên tắc so sánh dòng điện đi và về trên dây dẫn. Khi dòng điện bình thường thì chỉ số dòng điện đi và dòng điện về trên dây dẫn bằng nhau, nhưng nếu hệ thống xuất hiện hiện tượng rò rỉ chỉ số dòng điện đi và dòng điện về sẽ chênh lệch.  Trong trường hợp này, RCCB tự động cắt mạch rò rỉ ra khỏi mạng điện, giúp bảo vệ các thiết bị điện và sự an toàn cho người sử dụng.

- Ứng dụng: Aptomat chống giật RCCB thường được lắp đặt để bảo vệ chống giật trong từng tầng của căn nhà hoặc có thể cho toàn bộ hệ thống điện. 

RCCB Easy9 Schneider Electric - lựa chọn kinh tế

RCCB Easy9 Schneider Electric - lựa chọn kinh tế

1.2. RCBO là gì?

RCBO tên viết tắt trong tiếng Anh là Residual Current Circuit Overcurrent. Đây là loại cầu dao bảo vệ quá tải và chống dòng rò, kết hợp giữa RCCB và MCB.

- Công dụng: RCBO không chỉ được sử dụng như một chiếc RCCB để ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ do sự cố rò điện, đồng thời bảo vệ người sử dụng khỏi nguy cơ bị giật bởi điện. Hơn thế nữa, thiết bị này còn được tích hợp tính năng tự động ngắt khi quá tải, ngắn mạch.

- Thông số: Ở nước ta đang sử dụng 2 mạng lưới điện phổ biến là mạng lưới điện dân dụng 1 pha và lưới điện sản xuất 3 pha. Vì vậy, các thương hiệu cũng đã sản xuất làm hai loại là RCBO 1 pha và RCBO 3 pha. 

Hiện nay, các loại RCBO có mặt trên trên thị trường dưới một số ngưỡng sau: 15mA, 30mA, 100mA, hay lớn hơn là 200, 300 hoặc thậm chí là 500mA.

- Cấu tạo: Cầu dao bảo vệ quá tải và chống dòng rò RCBO có cấu tạo gồm các bộ phận như Buồng dập hồ quang, bảng mạch RCD, bộ phận phát hiện ra quá tải nhiệt, Đóng/ mở chuyển đổi bằng tay, Nút kiểm tra RCD, Cuộn dây phát hiện ngắn mạch, Bộ phận nhạy cảm của dòng rò bên trong RCD với một biến dòng vi sai và Máng dập hồ quang.

- Nguyên lý hoạt động: Cầu dao bảo vệ quá tải và chống dòng rò RCBO sẽ thực hiện đo lường giá trị dòng điện qua hai dây nóng lạnh và so sánh độ lớn giữa chúng. Khi phát hiện sự chênh lệch độ lớn giữa hai giá trị này đạt tới một ngưỡng nhất định, ngay lập tức dòng điện sẽ được ngắt khỏi tải. Nhờ vậy toàn bộ hệ thống điện có kết nối với thiết bị sẽ được ngắt hoàn toàn.

- Ứng dụng: RCBO có ứng dụng rất rộng rãi ở các công trình lớn như: văn phòng, công ty, khu công nghiệp và các công trình dân dụng khác.

RCBO Acti9 Schneider Electric - Chất lượng cao

RCBO Acti9 Schneider Electric - Chất lượng cao

1.3. Sự khác nhau giữa RCCB và RCBO

Qua những thông tin trên có thể thấy RCBO và RCCB là hai thiết bị bảo vệ nguồn điện có chức năng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, bản chất có chút ít sự khác nhau như sau:

  • RCCB: Có chức năng đơn thuần với tác dụng chống dòng rò, chống giật. Cần lắp thêm với một MCB để bảo vệ ngắn mạch và quá tải
  • RCBO: Đây là thiết bị đa năng hơn RCCB. Vì ngoài chống dòng rò, chống giật thì còn được tích hợp tính năng tự động ngắt khi quá tải, ngắn mạch, giúp bảo vệ tốt hơn hệ thống điện. Ngoài ra, không cần dùng thêm MCB.

2. Địa chỉ cung cấp RCCB và RCBO uy tín chính hãng

Easy9 RCBO Schneider - Giá rẻ Chất lượng cao

Easy9 RCBO Schneider - Giá rẻ Chất lượng cao

Nếu muốn mua RCCB và RCBO chính hãng Schneider Electric hãy liên hệ ngay với Điện Phang Khang. Từ khi thành lập – 2011 – công ty TNHH Điện Phan Khang đã trở thành Nhà phân phối chính thức sản phẩm Thiết bị điện Schneider Electric.

2.2. Nhà phân phối chính thức của Schneider Electric

Với phương châm “Uy tín – Chất lượng – Nhanh chóng – Hiệu quả”, Phan Khang, cam kết sẽ mang đến Quý khách hàng sản phẩm RCCB Schneider, RCBO Schneider chất lượng với dịch vụ khách hàng tốt nhất và giá cả hợp lý nhất.

  • Cam kết 100% hàng chính hãng Schneider Electric.
  • Có từ CO CQ, hóa đơn đầy đủ.
  • Chi phí hợp lý, cạnh tranh do không qua trung gian.
  • Chế độ bảo hành chính hãng dài hạn.
  • Hỗ trợ giao hàng nhanh chóng tại TPHCM, Bình Dương, Long An và các tỉnh thành lân cận.
  • Có nhân viên tư vấn và các kỹ sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc cho quý khách hàng.

Trên đây là những thông tin so sánh RCCB và RCBO. Để được tư vấn kỹ hơn về RCCB và RCBO Schneider hãy liên hệ ngay với Điện Phan Khang.

CÔNG TY TNHH ĐIỆN PHAN KHANG
Hãy liên hệ Phan Khang Electric ngay hôm nay để có được sự phục vụ tốt nhất.