Nguyên lý hoạt động và công dụng của relay nhiệt
Relay nhiệt là gì, Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của rờ le nhiệt. Ứng dụng của rơ le nhiệt vào việc gì? Các bạn có hiểu hết về rơ le nhiệt chưa? Nào, hôm nay Điện Phan Khang xin mời các bạn hãy theo dõi bài viết này, cùng tìm hiểu về khí cụ điện này bạn nhé.
1. Relay nhiệt là gì?
Relay nhiệt Schneider Electric là khí cụ điện bằng kim loại có khả năng tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại. Khí cụ này được sử dụng để bảo vệ quá tải cho các thiết bị điện trong hệ thống điện dân dụng và hệ thống điện công nghiệp nếu được kết hợp cùng với contactor.
Video về relay nhiệt của hãng Schneider Electric
2. Nguyên lý hoạt động của relay nhiệt Schneider Electric
Cấu tạo của relay nhiệt bao gồm các chi tiết bộ phận như: đòn bẩy, tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường mở, vít chỉnh dòng điện tác động, thanh lưỡng kim, dây đốt nóng, cần gạt, nút phục hồi.
Tác dụng trực tiếp đến nguyên lý hoạt động của relay nhiệt Schneider chính là phiến kim loại kép. Phiến kim loại kép cũng chính là thành phần quan trọng nhất trong cấu tạo của một relay nhiệt. Hai tấm kim loại được ghép với nhau, tấm thứ nhất hệ số dãn nở thấp, tấm thứ hai có hệ số dãn nở cao kết hợp thành phiến kim loại kép.
Khi sử dụng phương pháp hàn hoặc cán nóng 2 phiến kim loại thì sẽ ghép được hai tấm kim loại này với nhau. Khi nhiệt tác động thì dòng I của phiến kim loại có hệ số dãn nở lớn uốn về phía tấm kim loại có hệ số dãn nở nhỏ.
Dây điện có thể cho đi bao quanh hoặc đi qua trực tiếp. Phiến kim loại có độ uốn lớn thì chiều dài càng lớn và càng mỏng. Phiến kim loại có độ uốn nhỏ thì ngắn về độ dài và độ dày cũng tăng lên đáng kể.
Rờ le nhiệt Schneider Electric
3. Công dụng của relay nhiệt Schneider Electric
Trong một hệ thống điện của các công trình thì relay nhiệt Schneider được lắp đặt để thực hiện chức năng tự động đóng cắt tiếp điểm khi các tấm kim loại giãn nở do tác động của nhiệt lên các thanh kim loại.
Loại relay nhiệt có mức điện áp xoay chiều 500V và mức tần số 50Hz được dùng chủ yếu cho hệ thống điện công nghiệp. Có loại relay nhiệt mới dòng định mức lên đến 150A, điện áp một chiều 440V. Relay nhiệt thường được sử dụng kết hợp với Contactor. Điểm hạn chế duy nhất của relay nhiệt là khi có tác động từ dòng điện, nó sẽ không hoạt động một cách tức thời theo trị số dòng điện bởi theo quán tính nhiệt thì nó cần phải có thời gian để phát nóng. Thời gian phát nóng và làm việc từ vài giây cho đến vài phút đồng hồ, bởi vậy relay nhiệt không được sử dụng để bảo vệ ngắn mạch. Nếu muốn thêm chức năng bảo vệ ngắn mạch thì phải lắp đặt thêm cầu chì.
Đặc tính cơ bản của relay nhiệt là mối quan hệ qua lại giữa dòng điện phụ tải chạy qua và đặc tính thời gian. Lựa chọn relay nhiệt chuẩn là đường đặc tính A của relay nhiệt nằm sát với đường đặc tính A của đối tượng cần bảo vệ.
3.1. Mua rơ le nhiệt Schneider Electric ở đâu?
Điện Phan Khang là nhà phân phối chính thức của thương hiệu Schneider Electric tại Việt Nam. Nếu bạn đang tìm hiểu về rơ le nhiệt, hoặc có nhu cầu tìm mua sản phẩm, hoặc bất cứ lý do gì khác về rơ le nhiệt, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi, bạn nhé.