Hướng dẫn cài đặt biến tần Schneider ATV32

Biến tần Schneider ATV32 là một thiết bị điện, được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách cài đặt thiết bị này sao cho chính xác và đúng kỹ thuật. 

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn kỹ hơn cho bạn về cách cài đặt biến tần Schneider ATV32 đúng cách nhất. 

Ứng dụng của biến tần Schneider ATV32

Với chức năng chính là điều khiển động cơ không đồng bộ, biến tần ATV32 thường được ứng dụng phổ biến trong các dòng máy công nghiệp như: Vận chuyển vật liệu, đóng gói, máy dệt, cẩu trục, truyền động cơ học, máy chế biến vật liệu, …

Biến tần Schneider ATV32

Biến tần Schneider ATV32

Thông số kỹ thuật của biến tần Schneider ATV32

  • Điều khiển động cơ đồng bộ và không đồng bộ 3 pha công suất từ 0.18kW đến 15kW.
  • Tần số ngõ ra: 0.1 … 599Hz
  • Khả năng quá tải khi điều khiển vòng hở lên đến 200% momen định mức.
  • Tích hợp sẵn chức năng ATV Logic (có thể lập trình lên đến 50 khối chức năng).

Hướng dẫn cài đặt biến tần Schneider ATV32

Để cài đặt biến tần Schneider ATV32, bạn cần phải thực hiện đầy đủ các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Trả về mặc định nhà máy

Vào menu COnF/FCS-/FCSI = Ini 

Fry- = All::=All’’ 

GFS = yES 

Bước 2: Nhập thông số động cơ, làm auto tune 

  • Cài đặt menu COnF/FULL/ drC-/:   

bFr = loại tần số động cơ (50Hz/60Hz)  

  • Vào menu COnF/FULL/ drC-/Asy-:   

nPr = công suất định mức đ/cơ (P)  

nCr = dòng điện mức đ/cơ (A)  

UnS = Điện áp đ/mức đ/cơ (V)  

FrS = Tần số đ/mức đ/cơ (50Hz)  

nSP = Tốc độ đ/mức đ/cơ (vòng/phút)  

COS = Cos phi 

  • Làm Auto tuning:  

tUn = YES -> dOnE

Bước 3: Chọn luật điều khiển động cơ tùy theo loại tải 

  • Điều khiển véc tơ.
  • Độ chính xác cao, cho moment cao ở tốc độ thấp (0-10Hz).
  • Đáp ứng động tốt hơn so với điều khiển V/F.
  • Đòi hỏi phải nhập thông số động cơ và làm tuning.
  • Luật V/F.
  • Dùng cho mô tơ không có thông số.
  • Nhiều mô tơ song song.
  • Mô tơ có công suất nhỏ so với biến tần.
  • Vào menu COnF/FULL/ drC-/Ctt = UUC (luật vector), Std (luật U/f), Syn (động cơ đồng bộ vòng hở), Ufq (luật bơm quạt), nLd (luật tiết kiệm).

Biến tần của thương hiệu Schneider

Biến tần của thương hiệu Schneider

Bước 4: Cài đặt các thông số làm việc 

  • Cài đặt dòng bảo vệ quá tải 

Vào menu COnF/FULL/ Set-/:  

ItH = dòng định mức động cơ  

  • Thời gian tăng tốc (ACC), thời gian giảm tốc (DEC) 

Vào menu COnF/FULL/ Set-/: 

ACC = thời gian tăng tốc  

DEC = thời gian giảm tốc

  • Giới hạn tốc độ cao (HSP), giới hạn tốc độ thấp (LSP) 

Vào menu COnF/FULL/ Set-/:  

HSP = giới hạn tốc độ cao

LSP = giới hạn tốc độ thấp 

Bước 5: Cài đặt các rơ-le báo hiệu trạng thái biến tần

  • Relay 1 (R1A-R1B-R1C) báo lỗi (relay đóng vào khi không có lỗi, mở ra khi có lỗi). 
  • Relay 2 (R2A-R2C) báo chạy dừng. 
  • Vào menu COnF/FULL/ I-O/r1-:  

r1 = Flt

  • Vào menu COnF/FULL/ I-O/r2-:  

r2 = run

Bước 6: Cài đặt ngõ ra ATV320 analog input báo trạng thái biến tần 

  • Cài đặt AO1 báo tốc độ chạy, xuất ra từ 0-10VDC 

ATV320: ConF/ Full/ I-O / AO1 / AO1 = Ofr (báo tốc độ chạy)

/ AO1t= 10V (xuất ra 0-10V) 

  • Chức năng bắt tốc độ động cơ – Catch on the fly  

Vào menu COnF/FULL/ FLt-/FLr-:  

FLr = Yes

Bước 7: Điều khiển biến tần bằng nút nhấn TERMINAL và tham chiếu tốc độ Jog Dial. 

  • Vào menu COnF/FULL/Ctl-:  

CHCF = SEP  

FR1 = AIV1  

Cd1= Terminal 

Bước 8: Điều khiển biến tần bằng nút nhấn TERMINAL và tham chiếu tốc độ biến trở

  • Vào menu COnF/FULL/Ctl-:  

CHCF = SIN/SEP (không ảnh hưởng)  

FR1 = AI1  

Cd1= Terminal  

Mặc định nhà sản xuất đã cài sẵn. 

Bước 9: Điều khiển biến tần bằng màn hình ngoài (chạy bằng Keypact và Jog Dial) 

  • Vào menu COnF/FULL/Ctl-:   

CHCF = SEP  

FR1 = AIV1  

Cd1= LCC

Bước 10: Điều khiển biến tần bằng tín hiệu bên ngoài (Chạy LI1, Tham chiếu AI1) 

  • Vào menu COnF/FULL/Sin-: 

 tCC = 2C 

  • Vào menu COnF/FULL/Ctl-:   

Fr1 = AI1 (Mặc định)  

Cd1= Terminal (Mặc định) 

Biến tần hãng Schneider Electric

Biến tần hãng Schneider Electric

Bước 11: Điều khiển biến tần chạy 4 cấp tốc độ 

  • Vào menu Ctl:  

LAC = L3  

CHCF = SEP  

FR1 = AIV1 -> Đặt tốc độ vào Ref / AIU1 = 0-100%  

Cd1= Terminal  

  • Vào menu FUN:   

Fun/ PSS/ PS2 = LI3 

PS4 = LI4 

SP1 = AIV1 ->  Đặt tốc độ vào Ref / AIU1 = 40Hz 

SP2 = 20Hz 

SP3 = 10Hz 

SP4 = 25Hz 

  • Kích chân LI1 và khi { LI3 = 0/ LI4 = 0 thì biến tần chạy 40Hz 
  • Kích chân LI1 và khi { LI3 = 1/ LI4 = 0 thì biến tần chạy 20Hz 
  • Kích chân LI1 và khi { LI3 = 0/ LI4 = 1 thì biến tần chạy 10Hz 
  • Kích chân LI1 và khi { LI3 = 1/ LI4 = 1 thì biến tần chạy 25Hz

Bước 12: Hướng dẫn cài đặt PID 

  • Cài đặt thông số PID 
  • ConF / I_O- / AI3- / CrL3 = 4 mA (tín hiện AI3 4-20mA )

                             / CrH3 = 20mA

  • ConF / Fun- / PId- / PIF = AI3 (tín hiệu feedback = AI1)

PIF1= 0 (dải feedback 0 – 1000)

PIF2 = 1000

PIP1 = 0 (dải reference 0 – 1000)

PIP2 = 1000

PII = YES (Tín hiệu setpoint = BT)

rPI = 500 (Cài đặt mức setpoint mong muốn, tuyến tính theo dải 0 – 1000 ứng 0 -10 bar)

POL = 0 Hz (min PID output)

POH = 40 Hz (max PID output)

tLS = 20s (thời gian biến tần chạy LSP tức ngưỡng tần số thấp cài ở trên, khi đã đủ áp, trước khi biến tần ngủ) Wake Up Sleep. Như vậy, ví dụ cài đặt này, biến tần sẽ ghim áp tại đường ống : 5.0 bar. Chạy lại 2,5 bar.

Bài viết trên đã hướng dẫn cho bạn cách cài đặt biến tần Schneider ATV32. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thiết bị này, mời khách hàng liên hệ với Điện Phan Khang để được tư vấn. 

Các thông tin thêm về Biến tần

  1. Hướng dẫn cài đặt biến tần Schneider ATV32
  2. Công ty đại lý biến tần Schneider uy tín chính hãng giá rẻ tại TPHCM

✜ ✜ ✜ ✜ ✜

CÔNG TY TNHH ĐIỆN PHAN KHANG
Hãy liên hệ Phan Khang Electric ngay hôm nay để có được sự phục vụ tốt nhất.