Bỏ túi cách sửa aptomat khi có sự cố phát sinh

Aptomat bị nhảy là vấn đề vẫn thường xảy ra, khi gặp phải những sự cố liên quan đến dòng điện. Vậy bạn sẽ làm gì, nếu gặp phải trường hợp này?

Cùng bỏ túi cách sửa aptomat sau đây, để có thêm kinh nghiệm xử lý những sự cố bất ngờ này nhé.

1. Những nguyên nhân phổ biến khiến aptomat gặp sự cố

Có rất nhiều nguyên nhân khiến aptomat bị nhảy, nhưng phổ biến nhất vẫn là:

  • Do đường điện bị quá tải: Nguyên nhân là do sử dụng nhiều thiết bị điện cùng một lúc, từ đó khiến cho CB bảo vệ quá tải phải tự nhảy.
  • Do dòng điện bị rò rỉ: Thông thường nguyên nhân này sẽ xảy ra khi aptomat bị đấu dây sai trong quá trình lắp đặt. Việc này sẽ khiến cho CB hoặc dây điện âm tường bị trục trặc, các đầu nối hở tiếp xúc trực tiếp với nhau gây ra tình trạng cháy nổ. Trong trường hợp này, aptomat sẽ tự nhảy để ngưng toàn bộ dòng điện.
  • Do sử dụng Aptomat chất lượng kém: Đây cũng là một trong những lý do khiến aptomat nhanh bị hỏng hơn.
  • Do Aptomat bị trục trặc trong quá trình sử dụng: Thanh lưỡi gà trong CB chống giật bị bật /tắt quá nhiều lần, từ đó gây mòn nhanh hơn. Dòng điện chạy qua cũng vì vậy mà trở nên chập chờn, khiến aptomat bị nhảy liên tục.

Nguyên nhân khiến Aptomat gặp sự cố?

Nguyên nhân khiến Aptomat gặp sự cố?

2. Cách kiểm tra nguyên nhân khiến aptomat gặp phải sự cố

Để tìm hiểu nguyên nhân khiến aptomat bị nhảy, trước tiên bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: Máy khoan, tua vít, bút thử điện, đồng hồ đo điện, một aptomat mới và một aptomat chống giật.

2.1. Quy trình kiểm tra nguyên nhân aptomat bị nhảy:

  • Bước 1: Gỡ chiếc CB đang sử dụng ra và thay bằng một chiếc aptomat mới vào, sau đó kiểm tra thử xem nó có còn bị nhảy hay không.
  • Bước 2: Tiếp tục tháo hết các thiết bị điện được kết nối trực tiếp với nguồn điện rồi bật aptomat lên lại, quan sát hiện tượng xảy ra. Trong trường hợp CB không bị nhảy, có thể là do các thiết bị trong gia đình đã hoạt động quá nhiều.
  • Bước 3: Nếu aptomat vẫn nhảy, bạn hãy tháo tất cả các ổ cắm và công tắc trong nhà ra, đồng thời tách rời giữa đường dây âm và dương rồi dùng băng keo bịt kín miệng chúng lại. Kế tiếp, bật aptomat lên để kiểm tra lại lần nữa. Trong trường hợp CB vẫn nhảy, nguyên nhân có thể là do dây điện âm tường bị hỏng chứ không phải lỗi do công tắc điện.

3. Cách xử lý aptomat khi gặp sự cố phát sinh

3.1. Đối với trường hợp điện âm tường bị hỏng

Để khắc phục sự cố aptomat bị nhảy do điện âm tường, bạn sẽ tiến hành theo các bước như sau:

  • Bước 1: Nối trực tiếp aptomat chống giật với đầu vào của nguồn điện. Lần lượt lắp các đường dây dẫn điện vào đầu ra của aptomat và theo dõi. Nếu đường dây nào làm CB bị nhảy, có nghĩa là đường dây đó đã bị hư hỏng.
  • Bước 2: Nếu đường dây điện dùng ống gà thông dụng, bạn có thể thay thế đường dây điện cũ bằng cách luồn dây điện mới vào và lắp lại. Ngược lại, nếu đường dây điện được chôn trong tường, bạn hãy sử dụng máy khoan để lấy dây cũ ra, sau đó thay vào bằng một loại dây mới.
  • Bước 3: Dùng vữa để lấp lại chỗ tường vừa khoan. Nếu đường dây bị hỏng không cần thiết thì các bạn có thể bỏ hẳn, mà không cần phải thay thế.

Aptomat Schneider

Aptomat Schneider

3.2. Đối với trường hợp aptomat bị cháy

Để khắc phục trường hợp này, không gì khác ngoài việc bạn phải thay mới bằng 1 thiết bị aptomat khác nhằm đảm bảo an toàn hơn cho người dùng. Các bước thay mới aptomat sẽ được thực hiện theo trình tự như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Tua vít, aptomat mới và băng dính cách điện.
  • Bước 2: Ngắt nguồn điện của aptomat, sau đó loại bỏ nó ra ngoài bằng cách tháo ốp, cũng như nới lỏng các ốc siết gắn dây điện pha nóng và lạnh. Trường hợp đường dây dẫn điện vẫn có nguồn, bạn hãy lấy băng dính cách điện quấn kín lại để đảm bảo an toàn.
  • Bước 3: Tiếp tục tháo toàn bộ các ốc siết đang cố định ở các đầu dây diện và aptomat ra, sau đó gỡ hoàn toàn aptomat cũ ra khỏi bảng điện.
  • Bước 4: Lắp CB chống giật mới vào vị trí của aptomat cũ.
  • Bước 5: Lắp lại các dây nguồn vào và ra cho aptomat mới. Đối với nguồn vào, trước tiên bạn phải tháo lớp băng dính cách điện ra trước khi siết ốc. Lưu ý, dây cấp điện vào sẽ nằm hướng lên trên để dễ dàng sử dụng hơn.
  • Bước 6: Sau khi hoàn tất quá trình thay mới aptomat, bạn hãy tiến hành bật/ tắt CB để kiểm tra thử thiết bị đã hoạt động ổn định lại hay chưa.

Bài viết trên vừa hướng dẫn bạn cách xử lý aptomat, khi gặp phải các sự cố phát sinh. Nếu có nhu cầu tìm hiểu về thiết bị này, mời khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Điện Phan Khang, để được tư vấn kỹ hơn.

Xem thêm: Cách sửa đồ điện bị hỏng

  1. Nguyên nhân Aptomat nhảy liên tục
  2. Cách sửa chữa ổ cắm điện bị lỏng
  3. Bỏ túi cách sửa aptomat khi có sự cố phát sinh
  4. Mách bạn cách sửa CB chống giật khi bị nhảy liên tục
CÔNG TY TNHH ĐIỆN PHAN KHANG
Hãy liên hệ Phan Khang Electric ngay hôm nay để có được sự phục vụ tốt nhất.