Aptomat chống giật là gì ? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat chống giật

Những tai nạn về điện ảnh hưởng đến con người rất nhiều, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. An toàn trong hệ thống điện luôn được đặt lên hàng đầu. Hãy đảm bảo là hệ thống điện nhà bạn đã được lắp đặt Aptomat chống giật để bảo vệ cho bạn và gia đình bạn.

1. Aptomat chống giật là gì?

Aptomat chống giật còn có tên gọi khác là Át chống giật, CB chống giật, Aptomat chống dòng rò, Cầu dao chống dòng rò... Cũng tương tự như Aptomat thường, Aptomat chống giật có các loại sau:

  • Aptomat chống giật dạng tép RCCB (Residual Current Circuit Breaker).
  • Aptomat chống giật dạng tép có bảo vệ quá tải RCBO (Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection).
  • Aptomat chống giật dạng khối có bảo vệ quá tải ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker).

Aptomat chống giật hãng Schneider Electric

Aptomat chống giật hãng Schneider Electric

2. Chức năng của Aptomat chống giật, Aptomat chống dòng rò

Aptomat chống giật (CB chống giật) sẽ ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có người bị điện giật. Ngoài ra Aptomat chống giật ELCB, RCBO còn có chức năng bảo vệ quá tải tương tự như Aaptomat thường. Trong khi đó RCCB chỉ có chức năng chống dòng rò, cần phải kết hợp với MCB để bảo vệ quá tải. RCCB + MCB = RCBO.

  • Aptomat chống giật 1 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 2 dây mát và lửa, nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa. Nhà sản xuất thường thiết kế các ngưỡng rò 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA, 500mA.
  • Aptomat chống giật 3 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha và dây trung tính, nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó ngắt.

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat chống giật, Aptomat chống dòng rò

Sơ đồ nguyên lý của Aptomat chống giật 1 pha

Sơ đồ nguyên lý của Aptomat chống giật 1 pha

Aptomat chống giật dùng cho 1 pha: người ta cho 2 dây mát và lửa đi qua 1 biến dòng có lõi sắt hình xuyến, đây là 1 cái biến thế lõi xuyến thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây (chính là 2 dây mát và lửa đi qua tâm biến thế) và cuộn thứ cấp vài chục vòng dây. Như chúng ta biết: dòng điện đi ra ở dây nóng về ở dây mát (và ngược lại: ra dây mát về dây nóng) là ngược chiều nhau, có nghĩa là từ trường biến thiên chúng sinh ra trong lõi sắt của biến dòng là ngược chiều nhau.

Nếu 2 dòng điện này bằng nhau, 2 từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu nhau làm điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng = 0. Nếu điện áp qua 2 dây bị rò, dòng điện trên 2 dây khác nhau, hai từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt khác nhau làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến dòng, dòng điện này được đưa vào IC để kiểm tra xem có lớn hơn dòng rò an toàn không? Nếu lớn hơn ví dụ là 15mA thì IC sẽ cấp điện cho Triac cấp điện cho cuộn hút của Aptomat.

Để phát hiện dòng rò lớn vài trăm mA thì không cần dùng đến IC (vì mạch điện IC phức tạp và chi phí cao) mà dùng ngay lực điện từ tạo ra khi có dòng điện chạy trong cuộn dây để đóng ngắt aptomat.  

Aptomat chống giật dùng cho điện 3 pha 3 dây: tương tự như trên với 3 dây pha đi qua tâm biến dòng.

Aptomat chống giật dùng cho điện 3 pha 4 dây: tương tự như trên với 3 dây pha và dây trung tính đi qua tâm biến dòng. 

4. Các thông số kỹ thuật của Aptomat chống giật, Aptomat chống dòng rò

Aptomat chống giật chia ra 2 loại cơ bản là loại chỉ có chức năng chống giật (RCCB) và loại có cả chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB). Tùy theo từng loại có thể có đầy đủ hoặc một số thông số kỹ thuật như sau:

Aptomat chống giật ELCB của hãng LS

Thông số kỹ thuật Aptomat chống giật ELCB của hãng LS

  • In : Dòng điện định mức.

Ví dụ: Aptomat chống giật dạng khối của Mitsubishi NV125-SV 3P 100A 25kA 30mA có In = 100A. Khi dòng điện lớn hơn 100A aptomat sẽ tác động.

  • Dòng rò : Aptomat chống giật thường được chế tạo dòng rò cố định ở mức 15mA, 30mA hoặc dòng rò điều chỉnh được các mức 100mA / 200mA / 300mA / 500mA (có lẫy gạt để chọn mức dòng rò tưng ứng). Khi dòng điện rò vượt quá dòng rò như trên thì aptomat chống giật sẽ tác động.
  • Ue : Điện áp làm việc định mức.
  • Icu : Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.
  • Icw : Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.
  • Ics : khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau.

Ví dụ: cùng một hãng sản xuất nhưng có 2 loại ELCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu. Aptomat chống giật EBN103c 3P 100A 18kA 100/200/500mA có Ics = 100%Icu.

  • AT : Ampe Trip (dòng điện tác động).
  • AF : Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NV250-SV 3P 200A 36kA 30mA và NV250-SV 3P 250A 36kA 30mA đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết độ bền của tiếp điểm đóng cắt.

Ví dụ: Aptomat chống giật ELCB 250AT/400AF sẽ có độ bền cao hơn Aptomat 250AT/250AF, kích thước aptomat chống giật 400AF cũng lớn hơn, giá thành cao hơn.

  • Mechanical / electrical endurace : Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.

5. Đặc điểm hình dáng của Aptomat chống giật, Aptomat chống dòng rò

  • Aptomat chống giật có hình dáng giống Aptomat thường nhưng kích thước bằng hoặc to hơn 1 chút.
  • Ngoài cần gạt ON-OFF, aptomat chống giật còn có thêm 1 nút TEST bên cạnh để kiểm tra xem Aptomat có làm việc tốt không.
  • Trên mặt aptomat chống giật có ghi các thông số: điện áp, dòng tải, thời gian tác động và dòng rò. Thông thường có các ngưỡng dòng rò 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA, 500mA.

Aptomat chống giật RCCB, RCBO của hãng Mitsubishi

Aptomat chống giật RCCB, RCBO của hãng Mitsubishi

6. Hướng dẫn chọn Aptomat chống giật , Aptomat chống dòng rò

Khi lựa chọn Aptomat chống giật cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh chọn nhầm không thể sử dụng được:

6.1. Chọn Aptomat chống giật theo loại

Aptomat chống giật có chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB) có thể dùng thay thế aptomat thường nhưng vì cấu tạo phức tạp hơn nên loại này thường có dòng cắt ngắn mạch thấp. Sử dụng RCBO, ELCB sau aptomat thường sẽ bảo vệ hệ thống điện tốt hơn. Đối với Aptomat chỉ có chức năng chống giật (RCCB) bắt buộc phải lắp sau aptomat thường.

6.2. Chọn theo số pha / số cực

Sai lầm thường thấy nhất là chọn Aptomat chống giật 3 pha (3 cực) lắp cho hệ thống 3 pha tải hỗn hợp (tải 1 pha, 3 pha, sử dụng trung tính) dẫn tới Aptomat chống giật bị nhảy. Đối với tải 3 pha hỗn hợp phải sử dụng Aptomat chống giật 4 pha (hay còn gọi là 3 pha 4 cực, 3P + N). Đối với điện 1 pha (1 dây pha + 1 dây trung tính) phải sử dụng aptomat 2 pha (1 pha 2 cực, 1P + N). Aptomat chống giật 3 pha 3 cực chỉ dùng được cho tải 3 pha 3 dây không có trung tính như động cơ 3 pha.

6.3. Chọn theo dòng định mức

Đối với RCBO, ELCB chọn dòng định mức căn cứ vào công suất sử dụng tương tự như chọn Aptomat thường. Đối với Aptomat chống giật không bảo vệ quá tải RCCB thì chọn dòng định mức bằng hoặc lớn hơn dòng định mức Aptomat thường lắp cùng RCCB.

6.4. Chọn theo dòng rò

Aptomat chống giật thường có 3 loại theo dòng rò 15mA, 30mA, 100/200/500mA. Thông thường các hệ thống nhỏ, các khu vực dân dụng dùng Aptomat chống rò 30mA. Các khu vực sản xuất công suất lớn thường dùng Aptomat chống rò 100/200/500mA. 

7. Các lưu ý khi sử dụng Aptomat chống giật , Aptomat chống dòng rò

  • Không dùng ở nơi ẩm ướt, lắp aptomat chống giật cho bình nước nóng thì nên chọn vị trí lắp bên ngoài nhà tắm.
  • Phải test trước khi dùng. Test ít nhất 1 lần /tháng để kiểm tra thiết bị còn hoạt động tốt không?
  • Khi lắp đặt aptomat chống giật, phía trên aptomat là điện vào, phía dưới là điện áp ra tải, nếu đấu ngược sẽ chết aptomat ngay khi có dòng.

8. Các thương hiệu Aptomat chống giật, Aptomat chống dòng rò nổi tiếng phổ biến trên thị trường

Aptomat chống giật là thiết bị quan trọng trong các hệ thống điện tuy nhiên do chế tạo phức tạp nên giá thành cao hơn Aptomat thường gấp vài lần. Do đó nó không được sử dụng phổ biến bằng Aptomat thường. Nhà sản xuất cũng không chế tạo nhiều mã sản phẩm đa dạng như Aptomat thường.

Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng sản xuất Aptomat chống giật (CB chống giật) dùng cho điện 1 pha và 3 pha như:

- Aptomat chống giật RCCB, Aptomat chống dòng rò RCBO, ELCB hãng Mitsubishi.

- Aptomat chống giật RCCB, Aptomat chống dòng rò RCBO, ELCB hãng LS.

- Aptomat chống giật RCCB, Aptomat chống dòng rò RCBO, ELCB hãng Schneider.

Aptomat chống giật RCCB, Aptomat chống dòng rò RCBO, ELCB hãng Schneider

Aptomat chống giật RCCB, Aptomat chống dòng rò RCBO, ELCB hãng Schneider

8. Mua Aptomat Chống giật, Aptomat chống dòng rò Schneider ở đâu Uy tín, Chính hãng, Giá rẻ, chất lượng cao?

Thiết bị Aptomat chống giật, Aptomat chống dòng rò Schneider hiện nay ta có thể tìm mua ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên để chọn được những Thiết bị Aptomat chống giật, Aptomat chống dòng rò phù hợp với dòng điện và mục đích lại không hề dễ dàng.

Phan Khang Electric là nhà phân phối chính thức Thiết bị Aptomat chống giật, Aptomat chống dòng rò Schneider sẽ là địa chỉ đáng tin cậy.

Tại Phan Khang Electric, bạn sẽ được tư vấn những thiết bị phù hợp nhất, ưng ý nhất và Hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản tốt nhất cho các sản phẩm. Với sự tư vấn từ đội ngũ nhân viên, kĩ sư có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

8.1. Bảng giá Aptomat chống giật, Aptomat chống dòng rò Schneider 

Mời các bạn click và link bên để tải mui-ten Bảng giá Aptomat Chống giật Schneider 

8.2. Những cam kết khi mua Aptomat Chống giật, Aptomat Chống dòng rò tại Phan Khang Electric 

  • Thiết bị Aptomat chống giật, Aptomat chống dòng rò mới nguyên chính hãng 100% Schneider.
  • Chứng từ COCQ, hóa đơn đầy đủ.
  • Giá cạnh tranh.
  • Chế độ bảo hành chính hãng đầy đủ.
  • Hỗ trợ giao hàng nhanh chóng tại TPHCM, Bình Dương, Long An và các tỉnh thành lân cận.

Các thông tin thêm về aptomat chống giật, CB chống giật, cầu dao chống giật

  1. HƯỚNG DẪN cách lựa chọn aptomat chống giật cho hộ gia đình
  2. Có nên dùng Aptomat chống giật cho hệ thống điện trong gia đình
  3. Điểm khác nhau giữa 2 loại CB chống giật và chống rò
  4. Hướng dẫn cách đấu CB chống giật Schneider chuẩn xác cực kỳ đơn giản
  5. Hướng dẫn cách test CB chống giật chính xác và an toàn nhất
  6. Mách bạn cách sửa CB chống giật khi bị nhảy liên tục
  7. Aptomat chống giật là gì? Có nên lắp aptomat chống giật cho gia đình?
  8. Bỏ túi kinh nghiệm mua aptomat chống giật phù hợp với nhu cầu sử dụng
  9. Aptomat khối chống giật giá bao nhiêu? Có đắt không?
  10. 5 lý do Aptomat chống giật Schneider luôn “ĐẮT KHÁCH”
  11. 10 lý do bạn nên chọn CB Aptomat chống giật RCBO Schneider
  12. So sánh Aptomat chống giật Schneider RCBO 1 pha và 3 pha
  13. Cầu dao chống giật Schneider có mấy loại?
  14. Aptomat khối chống giật là gì? Nên dùng loại nào tốt?
  15. Các thông số cầu dao chống giật quan trọng cần biết
  16. Nên chọn Aptomat chống giật như thế nào?
  17. Aptomat chống giật: Cách chọn và cách lắp đặt
  18. Aptomat chống dòng rò loại nào tốt và an toàn cao?
  19. Aptomat chống giật là gì ? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat chống giật
  20. Các thông số cầu dao chống giật quan trọng cần biết
  21. Cần mua Cầu dao chống giật Schneider Chính hãng Uy tín Giá rẻ tại TPHCM

 

Để được tư vấn kỹ hơn về Thiết bị chống sét lan truyền Schneider Electric và báo giá sản phẩm, hãy liên hệ ngay với Điện Phan Khang bạn nhé!

CÔNG TY TNHH ĐIỆN PHAN KHANG

Hãy liên hệ Phan Khang Electric ngay hôm nay để có được sự phục vụ tốt nhất.